Chế độ ăn khoa học giúp bạn kìm hãm sự phát triển xơ gan

Xơ gan là bệnh lý về gan khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Bệnh thường gặp ở những người mắc viêm gan B, C, người thường xuyên sử dụng rượu bia…

Xơ Gan Có Mấy Giai Đoạn?

Chế độ ăn kìm hãm sự tiến triển của xơ gan - 1

 

Nhấn để phóng to ảnh

Gan là cơ quan nội tạng quan trọng trong cơ thể, chúng thực hiện một số chức năng thiết yếu như:

– Thanh lọc máu, loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

– Dự trữ các vitamin quan trọng như vitamin A, D, K…

– Tổng hợp protein.

– Sản xuất các chất giúp tiêu hóa thức ăn.

– Sản sinh cholesterol.

– Duy trì mức độ glucose trung bình trong máu.

Gan thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại nên dễ bị tổn thương dẫn tới bệnh lý, điển hình như xơ gan. Xơ gan là hậu quả cuối cùng của quá trình tế bào gan bị tổn thương. Xơ gan là tình trạng xơ hóa lan tỏa trong khắp nhu mô gan, làm đảo lộn cấu trúc của gan. Quá trình xơ hóa này tạo nên các dải xơ, chia cắt các tiểu thùy thành các tiểu thùy gan giả khiến quá trình tuần hoàn tại đây bị rối loạn. Các tế bào gan không thể phục hồi mà tiếp tục bị tổn thương khiến xơ hóa lan tỏa trong nhu mô gan.

Xơ gan chia làm 2 giai đoạn:

– Giai đoạn tiềm tàng (còn bù)

– Giai đoạn tiến triển (mất bù)

Dấu Hiệu Cảnh Báo Xơ Gan

Chế độ ăn kìm hãm sự tiến triển của xơ gan - 2

 

Nhấn để phóng to ảnh

Gan có khả năng bù trừ rất tốt, nên phần gan chưa bị chai cứng sẽ làm thay nhiệm vụ cho phần gan bị tổn thương, chai cứng nên xơ gan ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng cụ thể nên người bệnh khó phát hiện hoặc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Khi gan bị chai cứng trên 75% thì mới có biểu hiện rõ ràng. Tùy từng mức độ mà các các biểu hiện của hội chứng suy tế bào gan, hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, người bệnh có các triệu chứng: cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém; vàng da, da sạm; chảy máu cam, chảy máu chân răng; ngứa ngáy; phù, cổ trướng; chức năng tình dục suy giảm…

Trường hợp nặng hơn có triệu chứng của biến chứng như: nôn ra máu, đi ngoài phân đen do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản; hôn mê gan; suy thận; biểu hiện nhiễm khuẩn hoặc do xơ gan ung thư hóa…

Bệnh Nhân Xơ Gan Nên Ăn Gì?

Chế độ ăn kìm hãm sự tiến triển của xơ gan - 3

 

Nhấn để phóng to ảnh

Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh xơ gan kiêng ăn gì thì cũng cần phải nắm rõ nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe và tăng cường thể trạng. Người bệnh xơ gan có thể tham khảo các thông tin sau:

– Ăn đồ có calo cao, nhiều protein, gluxit, hạn chế lipid, nhiều vitamin và chất khoáng. Các món ăn cần phải mềm, dễ tiêu hóa. Trong đó, thực đơn mỗi ngày cần 2500-2800 calo, protein mỗi ngày cần 1,5-1,8 g/kg trọng lượng cơ thể, gluxit 300-400 g/ngày, lipid 40-50 g/ngày.

– Bệnh nhân nên ăn cháo, cơm nhão, mỳ, miến, các loại sữa như sữa đậu nành, sữa tách kem, trứng luộc, thịt bò, thịt lợn nạc, thịt dê, các loại đậu, cà chua, khoai tây, cà rốt, các loại họ bầu bí, chuối tiêu, các quả họ cam quýt… Phương thức chế biến nên dùng hấp, luộc, nấu mềm, chú ý nêm nếm gia vị không mặn, không chất kích thích.

– Bệnh nhân xơ gan nên ăn nhiều đồ chứa protein, rau xanh và hoa quả

– Ngoài ra, người bệnh có thể ăn các món ăn bài thuốc cổ truyền trong hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan. Người bệnh kèm theo giãn tĩnh mạch dạ dày, tĩnh mạch thực quản cần ăn nhẹ. Người bị xuất huyết đường tiêu hóa thì phải ngừng ăn. Người bệnh xơ gan do mật cần ăn ít cholesterol, ít lipid.

– Chế độ dinh dưỡng, protein đầy đủ sẽ đảm bảo cung cấp dưỡng chất cho tế bào gan khỏe mạnh, hồi phục tế bào gan bị tổn thương, kích thích tái tạo tế bào gan mới đồng thời có thể cải thiện hiện tượng protein máu thấp, cải thiện nguồn đường đầy đủ có lợi cho giải độc gan, không để xảy ra tình trạng hạ đường huyết do chức năng chuyển hóa của gan kém. Lượng vitamin và chất khoáng phong phú sẽ giúp cải thiện chức năng gan, bổ sung thiếu hụt do quá trình chuyển hóa của gan bị kém đi. Lượng lipid vừa phải sẽ giảm bớt gánh nặng dự trữ của gan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁC SĨ KHOA: 0925.207.555
Tư Vấn Điều Trị
B.sĩ Khoa: 0925.207.555